Phòng chống nCoV: Đeo khẩu trang y tế như thế nào cho đúng?
Thứ sáu - 07/02/2020 09:22
Đeo khẩu trang N95 phải đeo khít kín khuôn mặt thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, trẻ con không dùng được vì mặt nhỏ. Người râu nhiều cũng không đeo được. Người có bệnh phổi, bệnh tim mạch cũng không đeo lâu được, nên nhà sản xuất mới làm thêm van thở để khắc phục nhược điểm này.
Cấu tạo khẩu trang chuẩn y tế
Khẩu trang y tế được cấu tạo bởi loại vải không dệt và có 3 lớp, mỗi lớp đảm nhiệm mỗi chức năng khác nhau.
Lớp ngoài cùng có tính năng chống thấm, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng (droplet) văng ra khi người bệnh hắt xì hơi, ho, thở mạnh hoặc những hạt chất lỏng từ người đối diện bắn vào... Mặt ngoài thường có nhiều màu khác khau.
Lớp giữa có cấu trúc là một lớp lọc các hạt bụi và vi sinh vật có kích thước nhỏ. Theo FDA (Mỹ), khẩu trang y tế phải đạt hiệu suất lọc khuẩn trên 95% BFE (Bacterial Filtration Efficiency). Do vậy, khi mua khẩu trang y tế bạn nên tham khảo chỉ số này, chỉ số càng cao càng lọc tốt.
Lớp trong có cấu trúc mịn màng, có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi. Lớp trong luôn có màu trắng hoặc nhạt màu rất dễ phân biệt với lớp ngoài.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có nhiều loại khẩu trang khác nhau như: khẩu trang có than hoạt tính khử và lọc khí độc, khẩu trang lọc bụi mịn và vi khuẩn N95 (Not Resistant to Oil) - lọc 95% bụi mịn PM 2.5 (1.000 - 2.500nm) và vi khuẩn.
Cách sử dụng khẩu trang y tế hiệu quả Đeo đúng mặt: dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai tay kéo và luồn hai vòng dây khẩu trang vào hai vành tai. Mặt trong của khẩu trang tiếp xúc với da mặt của bạn. Mặt trong thường nhạt màu và mịn hơn, mặt ngoài thường có màu đậm (đỏ, lục, lam...). Mặt ngoài luôn tiếp xúc với vi khuẩn, droplet, bụi bẩn, vì thế khi tháo ra đeo lại các bạn tuyệt đối không được bất cẩn xoay lớp ngoài vào trong sát với miệng mũi của mình.
Tốt nhất khi chỉ đeo một khẩu trang một lần trong một ngày và không tái sử dụng hoặc cất vào túi cá nhân.
Đeo đúng chiều: mặt trên của khẩu trang có đường viền thường gắn một sợi kim loại mỏng, khi đeo bạn nên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp sợi kim loại theo hình dạng mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sóng mũi. Mặt dưới của khẩu trang thường có đường dập liền mềm mại để đảm bảo kín với cằm.
Cách đeo khẩu trang y tế đúng
Đeo khẩu trang N95 phải đeo khít kín khuôn mặt thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, trẻ con không dùng được vì mặt nhỏ. Người râu nhiều cũng không đeo được. Người có bệnh phổi, bệnh tim mạch cũng không đeo lâu được, nên nhà sản xuất mới làm thêm van thở để khắc phục nhược điểm này.
Lựa chọn khẩu trang nào để phòng bệnh?
Mục đích đeo khẩu trang trong việc ngăn ngừa truyền nhiễm bệnh Novel Corona Virus là ngăn ngừa các hạt droplet có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho. Chứ không ngăn ngừa được virus xâm nhập vào các vi lỗ của khẩu trang. Tốt nhất sau khi tiếp xúc với người có dấu hiệu ho hay hắt xì hơi bạn nên rửa tay và thay khẩu trang mới.
Tất cả các loại khẩu trang hiện tại có thể lọc vi khuẩn và bụi mịn có kích thước 300-5.000nm. Nhưng đối với virus có kích thước nhỏ hơn (20nm đến 200nm) thì có thể xuyên qua mọi màng lọc bất khẩu trang nào.
Nhiều người dân đang đổ xô tìm mua khẩu trang N95. Theo nhiều chuyên gia y tế, tác dụng khẩu trang y tế và các loại khẩu trang N95 tương đương nhau. Nhưng giá thành khẩu trang y tế rẻ hơn các loại khác.
Do vậy, lựa chọn khẩu trang nào phù hợp tùy thuộc vào tài chính, độ tuổi, môi trường làm việc, khuôn mặt của bạn... và sử dụng đúng để đạt hiệu quả phòng bệnh cao.